Những người tự học (independent learner) thường có nhiều cách khác nhau để tiếp thu kiến thức, tận dụng thời gian và phát triển bản thân. Mình cũng là một người thích tự tìm tòi học hỏi để bản thân ngày càng tốt lên, nên cũng tích góp được chút đỉnh. Vài thói quen nhỏ xin chia sẻ sau đây, hy vọng là nó có ích :)
1. Nói không với tivi.
Hình ảnh cả gia đình quây quần bên nhau vừa ăn bữa tối vừa xem tivi có vẻ là một cảnh tượng truyền thống của các gia đình Việt (thấy quá trời quảng cáo quay cảnh đó). Nó không có vấn đề gì đối với những người muốn nghỉ ngơi và giải trí sau giờ làm việc. Nhưng là người một người trẻ độc lập, muốn sắp xếp lại thời gian biểu để sống hiệu quả và thành công, thì hãy loại bỏ tivi ra khỏi cuộc sống của bạn.
Có một câu hài hước của Groucho Marx là: "Tôi thấy tivi mang tính giáo dục rất cao. Mỗi khi có ai đó bật tivi lên, tôi liền đi qua phòng khác và đọc một quyển sách".
James Altucher có một câu khác: "Bật tivi lên là tắt cả thế giới".
Stephen King thì lại nói: "Để trở thành một người viết tốt, thì hãy rút phích cái tivi của bạn, quấn dây quanh tivi, và quẳng nó vào nhà kho".
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xem tivi quá nhiều làm chậm đi hoạt động của bộ não con người và làm giảm mức độ thỏa mãn trong cuộc sống. Vấn đề của các chương trình tivi hiện giờ là quá nhiều quảng cáo, thừa mứa giải trí và quá ít kiến thức hoặc thông tin bổ ích.
Không phải tivi không có những chương trình bổ ích. Nhưng điểm bất lợi của nó là ta phải sắp xếp thời gian để xem chương trình mình thích theo lịch chiếu, thay vì xem vào lúc rảnh. Và sau khi chương trình đó kết thúc, theo quán tính, ta rất dễ ngồi lì ở đó và chuyển hết kênh này đến kênh khác để xem tiếp. Thế là vài giờ đồng hồ mỗi ngày đi tong. Ta về nhà, ăn tối, ngồi trước tivi đến khi mắt díu lại, rồi đi ngủ.
Có một câu nói như thế này: Khoảng thời gian từ 8h tối đến 10h tối mỗi ngày sẽ quyết định chúng ta trở thành người như thế nào. Nên mình không thể bỏ thời gian đó ra chỉ để xem tivi, nó quá lãng phí. Mình vẫn xem các chương trình tivi nào mình thấy bổ ích. Nhưng mình không dành thời gian cố định để chờ đón các chương trình đó trên tivi, mà lên mạng xem các clip riêng của nó khi nào rảnh.
2. Đi ngủ trước nửa đêm.
Dân Mỹ thường truyền tai nhau câu nói: "Nothing good happens after midnight", chế lại từ câu: "Nothing good happens after 2AM" trong seri phim How I met your mother. Câu này có nghĩa là: không có điều gì tốt lành xảy ra sau nửa đêm, cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.
Sau 12 giờ đêm, những âm mưu xấu xa thường được lên kế hoạch thực hiện, như cướp của, giết người, bắt cóc... Còn bên trong cơ thể con người, thì đầu óc lúc này đã mụ mẫm và thân thể đã đờ đẫn, hoạt động không còn được sáng suốt nữa, mà lại dễ nảy sinh những suy nghĩ điên rồ đen tối.
Một điều nữa là: khi sinh ra con người đã có một số lượng tế bào thần kinh nhất định, và chúng chỉ giảm đi theo thời gian chứ không sinh thêm. Việc thức khuya lâu dài làm chết các tế bào thần kinh, gây giảm trí nhớ và là nguyên nhân cho các chứng bệnh khác.
Do vậy, ngay từ nhỏ, mình đã được má tập cho thói quen đi ngủ sớm. Hồi còn ở nhà, ăn cơm xong, làm bài tập về nhà, khoảng 9h rưỡi tối là má bắt mình lên giường đi ngủ. Cho nên bây giờ bình thường hông có việc gì là mình đi ngủ rất sớm. Cứ 8 giờ tối là ngáp xái quai hàm, 9 giờ tối là mắt nhắm mắt mở, 10 giờ tối là đã nằm thẳng cẳng. Bạn bè chọc bảo khi nào gà lên chuồng là mình cũng lên giường. Kệ giấc ngủ là quan trọng cái gì còn lại thì để mai tính, hí hí.
3. Thức dậy lúc bình minh.
Bởi vì mình ngủ lúc 10h tối, nên mình thường dậy lúc 4h sáng. "Trời, gì sớm vậy? Để làm gì chứ?". À, có nhiều việc để làm lắm.
Từ 4 giờ tới 6 giờ là khoảng thời gian linh thiêng của mình. Mình ngồi thiền, mình đọc, mình viết, nghiên cứu tài liệu hoặc xem những thông tin truyền cảm hứng và ý tưởng cho bản thân.
Thời gian sáng sớm là quãng thời gian yên tĩnh không bị làm phiền hay phân tâm bởi những thứ xung quanh. Đầu óc mình lại hoạt động mạnh mẽ và sáng suốt nhất. Nên mình dành toàn bộ khoảng thời gian này cho các công việc phát triển bản thân và làm những gì mình yêu thích.
Cũng nhờ tận dụng khoảng thời gian sáng sớm này mà mình mới có thể viết xong Ta ba lô trên đất Á chỉ trong vài tháng, trong khi còn đi làm full time.
Dĩ nhiên là không nhiều người muốn thức dậy lúc 4 giờ sáng như mình. Thực tế thì tùy cơ địa mỗi người mà ta có xu hướng thức khuya hay dậy sớm. Tuy nhiên, việc đặt đồng hồ để dậy sớm hơn bình thường và dành thời gian để chạy bộ hay tập thể dục là một việc nên làm. Thử tưởng tượng thay vì thức dậy vừa sát giờ, cuống cuồng đánh răng rửa mặt rồi chạy đi học đi làm, bạn thức dậy sớm hơn một tí, vận động cơ thể cho đổ mồ hôi, ngồi đọc một vài trang sách, ăn sáng và đi làm. Một ngày mới bắt đầu sẽ rất nhiều sảng khoái.
Nếu muốn dậy sớm, thì cũng giống như các thói quen khác, ta cần luyện tập để tạo thói quen. Không cần bắt đầu quá tham vọng. Chỉ cần bắt đầu bằng cách đặt đồng hồ báo thức sớm hơn 15 phút so với bình thường, và cố gắng dậy đúng thời gian đó. Chỉ 15 phút thôi, tự nhủ với bản thân và cố gắng tuân theo thời gian biểu mới. Rồi sau khi đã thấy thoải mái với quãng thời gian này, ta tăng lên thành sớm hơn 30 phút. Thử tưởng tượng bạn dậy sớm hơn 30 phút mỗi ngày, tức là 1 tuần bạn có thêm gần bốn giờ trống để đầu tư cho bản thân, làm những gì bạn yêu thích. Như vậy không phải tốt hơn sao?
4. Bớt đọc báo và tạp chí.
Trong quyển “Tôi tự học”, học giả Nguyễn Duy Cần có phân tích rất cụ thể tại sao không nên đọc báo. Trước hết, xin lỗi bạn bè của mình những người đang làm báo. Có không ít các tờ báo chất lượng tốt, làm ăn uy tín. Có rất nhiều nhà báo tâm huyết với nghề, cố gắng cung cấp kiến thức, thông tin xác thực cho độc giả. Tuy nhiên, vì một tờ báo thường là cơ quan phát ngôn của một tổ chức nào đó, nên khi truyền đạt thông tin, nó luôn mang quan điểm và và cái nhìn của đơn vị mà nó đại diện, chứ không phải cung cấp thông tin khách quan và trung thực. Mặt khác, ngày nay, thiểu số những tờ báo chính thống và đích thực đã bị vùi dập bởi hàng tấn những trang thông tin lá cải, lộ hàng, giật gân, tin tức giải trí và nhiều thứ vô bổ khác.
Nghe theo lời khuyên của cụ Nguyễn Duy Cần, mình không đọc báo nhiều. Buổi sáng đọc lướt qua rất nhanh các tờ báo để nắm thông tin cái gì đang diễn ra, và note lại những bài báo có vẻ chất lượng để dành đọc lúc cuối ngày. Không bao giờ ngồi ôm tờ báo gặm nhấm từng chữ một hoặc lang thang báo mạng đọc hết bài này bài khác. Thực tế là bây giờ không cần đọc báo mà chỉ cần lướt qua Facebook cũng biết được tin gì đang nóng hổi và khiến "cộng đồng mạng xôn xao". Những bài báo phân tích tốt nhất hay tin tức nóng hổi nhất luôn được nhiều người share. Muốn biết thông tin mình chỉ cần đọc những bài được share bởi những người có độ tin cậy cao.
Thay vì đọc báo, mình đọc blog. Khác với báo chí mang tiếng là khách quan mà sự thật là chả phải, các bài blog được xác định rõ ràng rằng hoàn toàn là của chủ quan người viết, và mình dễ dàng lọc bỏ được những yếu tố mang tính cá nhân nếu cần. Nhưng blog có những ưu điểm mà báo chí không bù lại được, là mỗi trang blog thường chú trọng một vài lĩnh vực cụ thể, đưa cho ta rất nhiều tips hay, hoặc những trải nghiệm cá nhân, cảm xúc riêng tư của người viết đối với sản phẩm, dịch vụ, địa điểm… mà ta quan tâm.
Blog của những người nổi tiếng và thành công thường chia sẻ rất nhiều bí kíp, kỹ năng hoặc thông tin có giá trị, chia sẻ quan điểm góc nhìn của họ, cho ta nhiều kiến thức trong quá trình tự học, hiểu rõ hơn về con đường đi lên của họ và định hướng lại suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực. Quan trọng là tìm đúng blog để follow.
5. Tân dụng thời gian di chuyển.
Thông thường người ta tốn trung bình một giờ đến hai giờ cho việc di chuyển hàng ngày. Bạn thường dành khoảng thời gian ấy để làm gì? Dùng nốt khoảng thời gian đó để cho việc phát triển bản thân thì thật là nhất cử lưỡng tiện.
Thời gian lái xe trên đường sẽ là thời gian để mình động não, sắp xếp ý tưởng hoặc bổ sung ý tưởng cho một bài viết nào đó. Nhiều bài viết của mình được nảy ra và sắp xếp ý trong lúc mình chạy xe. Trong quyển How to live 24 hours a day, tác giả Arnold Bennett cũng đề cập: Dành thời gian di chuyển đi làm buổi sáng để suy nghĩ một cách sâu sắc một chủ đề nào đó là cách tốt nhất để rèn luyện bộ não của bạn.
Một cách khác để tận dụng thời gian di chuyển là nghe podcast. Mình thường lên mạng download các file podcast của các chương trình mình quan tâm và lưu về trong điện thoại để nghe mỗi sáng trước khi đi làm. Chủ yếu mình sẽ download từ ba trang tin tức lớn trên thế giới, BBC, CNN, ABC News. Có những chương trình tin tức, đối thoại rất hay với những người nổi tiếng trong các lĩnh vực, hoặc các thông tin trên thế giới và bình luận của nhiều bên liên quan. Ba mươi phút đi làm mỗi sáng là vừa đủ thời lượng cho 1 podcast, vừa nghe để nắm thêm thông tin mới, vừa để luyện tiếng Anh.
6. Tránh xa những thứ có hại cho sức khỏe.
Bạn thân mình toàn những người quan tâm chăm sóc sức khỏe, nên mình cũng học theo. Chỉ uống nước lọc, không uống đá, không uống các loại nước uống đóng chai nào khác. Coke, Pepsi cho tới Không độ, Number One hay Sting đều toàn là hóa chất. Bỏ luôn sữa, nếu bạn học về thực dưỡng thì biết sữa bất lợi cho sức khỏe như thế nào. Hạn chế ăn những thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn, ít ăn chocolate và các sản phẩm từ đường khác, vì đường khiến cho cơ thể mệt mỏi. Mình có nhiều bạn ăn chay trường vì sức khỏe lắm. Bây giờ chưa làm theo được nên đang cố gắng hạn chế ăn thịt, giữ chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Xung quanh mình nhiều người thích uống bia, một số người hút thuốc, một vài người từng dùng cỏ hay ma túy. Đối với mình chẳng có vấn đề gì nếu một người thích uống bia, hút thuốc hay hút cỏ. Đó là lựa chọn của họ. Miễn sao bạn bè tôn trọng nhau, không ép uống, ép hút, là ok. Còn mình thì đặc biệt tránh xa bia, rượu và thuốc lá, cho vui cũng không.
Nhưng thành thực mà nói mình thấy người ta kém hấp dẫn hơn với điếu thuốc trên môi. Hồi có một anh bạn thích mình nên hay gặp mình trò chuyện. Nói chuyện với ảnh cũng vui, nhưng phải cái anh này nghiện thuốc lá nặng. Mình nói: “Xin lỗi anh em bị dị ứng khói thuốc, nên khi xin anh đừng hút thuốc khi nói chuyện với em". Những lần sau gặp, mình không thấy anh ấy đi kèm với điếu thuốc và hộp quẹt nữa. Rồi anh chàng bỏ thuốc lá luôn. Ảnh rất dẻo miệng, nói: "Anh bỏ thuốc vì anh muốn ở bên em". Sau đó anh mới bảo thực ra anh cũng không thích hút thuốc, lúc trẻ tập tành theo bạn bè nên thành thói quen, khi mình nói vậy anh có thêm lý do để bỏ thuốc. Bây giờ đôi khi gặp nhau anh vẫn nói: "Cảm ơn em, quen em dù không được em yêu nhưng ít ra anh cũng bỏ được thuốc lá", há há.
7. Luôn mang theo một quyển sách bên mình.
Bạn biết gì không: những người thành công trên trái đất này đều là những người chuyên cần đọc sách. Việc đọc sách không bảo đảm cho thành công của bạn, nhưng không có người nào thành công mà không đọc nhiều sách. Các nhà lãnh đạo, những tượng đài lớn trên thế giới đều có thói quen đọc sách: Bill Gates, Warren Buffet,…
Luôn đem theo một quyển sách bên mình là thói quen của nhiều người thành đạt. Trong quyển On writing của Stephen King, tác giả viết: trong cuộc sống có lúc nào mà ta không chờ đợi một cái gì đó. Chờ vợ đi siêu thị, chờ bạn đến ăn tối hoặc cafe, chờ phỏng vấn, chờ khám bệnh, xếp hàng chờ mua đồ, chờ mọi người đến đủ cho một cuộc hẹn. Tranh thủ những khoảng thời gian đó để đọc vài trang sách thay vì thụ động để thời gian trôi qua, cứ mỗi ngày một chút như vậy, một tuần ít nhất cũng thêm được vài giờ để đọc sách. Và kiến thức của ta tăng lên rất nhiều.
8. Không sa đà vào trò chơi điện tử.
Em Vũ bạn mình bảo nhỏ giờ nó không chơi game. Vì nó có một người cha cực kỳ nghiêm khắc. Hồi nhỏ, khi phong trào chơi điện tử rộ lên ở quê, mà nó bị cấm tiệt nên chả bao giờ được chơi. Mỗi lần nó được 10 điểm hay đứng nhất lớp, là nó được ba thưởng bằng cách cho ra hàng điện tử.... ngó người ta chơi trong vòng 15 phút. Vậy nên khi lớn lên nó không bị sa đà vào game giếc như bọn con trai cùng lứa. Không biết có phải nhờ vậy không mà nó lanh lợi và giỏi giang hơn hầu hết những đứa 9X mà mình biết.
Rõ ràng là chơi game cũng có một số lợi điểm. Nhưng chơi ít ít thì không sao, chơi nhiều quá lợi bất cập hại.
Thử tưởng tượng một anh chàng mê game, kết hôn rồi vẫn cày vài ván Võ Lâm hay Dota trước khi đi ngủ. Mỗi đêm anh đeo phone cắm mặt vào laptop rồi thỉnh thoảng hét lên, nào là giết nó, sao ngu dữ, rồi đến sh*t, clgt,... Vợ anh ngao ngán ngồi ôm tivi, rồi một mình đi ngủ trong đợi chờ mòn mỏi. Một cảnh tượng thật là chán nản.
Cách đây vài năm nhóm bạn mình thường tụ họp nhau chơi một trò boardgame tên là Catan. Trò này vui dã man, rất chiến thuật, người chơi cùng tính toán, trò chuyện, tranh cãi, cười đùa. Rồi mình phát hiện ra rằng mình có thể chơi Catan trên mạng. Thế là mình dành hàng giờ trên mạng, chơi hết trận này đến trận khác, khi nào mệt quá buông tay đi ngủ thì người đã cứng đờ đau nhức.
Rồi mình mới phát hiện ra là mình nghiện. Nghiện là do thói quen. Cứ nghĩ chơi vài ván cho vui sau rồi lún luôn. Ngày hôm sau cứ đúng giờ đấy là lại bật lên chơi tiếp. Đến khi ý thức được điều đó có hại như thế nào, quyết tâm cưỡng lại thói quen, tới giờ thay vì chơi game thì giở sách ra đọc, đều đặn vài tuần thì nó mới chấm dứt. Sức ì rất quan trọng trong việc hình thành hay từ bỏ thói quen.
9. Chia sẻ thông tin.
Rất nhiều bạn bè tài giỏi của mình không có tài khoản Facebook. Rất nhiều người khác hầu như chẳng chia sẻ gì trên các trang mạng xã hội, không blog, không Facebook, Twitter, Instagram hay gì gì cả. Mình có thể hiểu vì sao, mạng xã hội thường quá ồn ào không phù hợp cho sự rèn luyện trí óc và tinh thần con người. Những người như vậy thường mai danh ẩn tích, sống hài lòng với chính mình và không có nhu cầu liên hệ tiếp xúc với người khác. Mình cũng đã một thời như vậy, sống như một thầy tu trong hang động, không liên lạc với ai. Nhưng từng khi mình mở lòng ra, chia sẻ nhiều hơn qua các bài viết của mình, mình nhận ra rằng điều này cũng có nhiều điểm hay của nó.
Thứ nhất, những chia sẻ của mình được đón nhận, được đồng tình, khiến mình tự tin và thoải mái bộc lộ bản thân hơn. Thứ hai, qua những chia sẻ, mình quen thêm nhiều bạn bè, nhiều người tài giỏi và dễ thương. Thứ ba, khi mình chia sẻ những điều bổ ích với người khác, mình cũng nhận lại được những thông tin bổ ích tương tự, nhiều người chia sẻ với nhau, thế là mọi người cùng tiến bộ. Chia sẻ thông tin cực kỳ có lợi.
10. Cố gắng mỗi tuần làm 1 việc khiến người xung quanh mình vui và yêu đời hơn, nhớ là làm điều ngừơi ta cần, ví dụ: một người bạn của mình thích đọc sách thì tặng người đó 1 cuốn bằng cách dẫn người ta đi mua, hay tự tay trồng 1 chậu hoa chậu rau và đem tặng cho những ai cần và thích...,gọi điện thoại cho những người mình iu quí mà lâu rồi mình ko gọi, hay đơn giản là gửi lời chúc một buổi sáng tốt lành cho một ai đó bằng tinh nhắn điện thoại thay vì gửi qua FB hay Viber hay các thể loại tương tự... Đa phần người ta ko tin vào lòng tốt vô điều kiện nhưng chị tin bởi chị nhận đc nhiều lòng tốt như vậy.
(From Rosie Nguyen)
1. Nói không với tivi.
Hình ảnh cả gia đình quây quần bên nhau vừa ăn bữa tối vừa xem tivi có vẻ là một cảnh tượng truyền thống của các gia đình Việt (thấy quá trời quảng cáo quay cảnh đó). Nó không có vấn đề gì đối với những người muốn nghỉ ngơi và giải trí sau giờ làm việc. Nhưng là người một người trẻ độc lập, muốn sắp xếp lại thời gian biểu để sống hiệu quả và thành công, thì hãy loại bỏ tivi ra khỏi cuộc sống của bạn.
Có một câu hài hước của Groucho Marx là: "Tôi thấy tivi mang tính giáo dục rất cao. Mỗi khi có ai đó bật tivi lên, tôi liền đi qua phòng khác và đọc một quyển sách".
James Altucher có một câu khác: "Bật tivi lên là tắt cả thế giới".
Stephen King thì lại nói: "Để trở thành một người viết tốt, thì hãy rút phích cái tivi của bạn, quấn dây quanh tivi, và quẳng nó vào nhà kho".
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xem tivi quá nhiều làm chậm đi hoạt động của bộ não con người và làm giảm mức độ thỏa mãn trong cuộc sống. Vấn đề của các chương trình tivi hiện giờ là quá nhiều quảng cáo, thừa mứa giải trí và quá ít kiến thức hoặc thông tin bổ ích.
Không phải tivi không có những chương trình bổ ích. Nhưng điểm bất lợi của nó là ta phải sắp xếp thời gian để xem chương trình mình thích theo lịch chiếu, thay vì xem vào lúc rảnh. Và sau khi chương trình đó kết thúc, theo quán tính, ta rất dễ ngồi lì ở đó và chuyển hết kênh này đến kênh khác để xem tiếp. Thế là vài giờ đồng hồ mỗi ngày đi tong. Ta về nhà, ăn tối, ngồi trước tivi đến khi mắt díu lại, rồi đi ngủ.
Có một câu nói như thế này: Khoảng thời gian từ 8h tối đến 10h tối mỗi ngày sẽ quyết định chúng ta trở thành người như thế nào. Nên mình không thể bỏ thời gian đó ra chỉ để xem tivi, nó quá lãng phí. Mình vẫn xem các chương trình tivi nào mình thấy bổ ích. Nhưng mình không dành thời gian cố định để chờ đón các chương trình đó trên tivi, mà lên mạng xem các clip riêng của nó khi nào rảnh.
2. Đi ngủ trước nửa đêm.
Dân Mỹ thường truyền tai nhau câu nói: "Nothing good happens after midnight", chế lại từ câu: "Nothing good happens after 2AM" trong seri phim How I met your mother. Câu này có nghĩa là: không có điều gì tốt lành xảy ra sau nửa đêm, cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.
Sau 12 giờ đêm, những âm mưu xấu xa thường được lên kế hoạch thực hiện, như cướp của, giết người, bắt cóc... Còn bên trong cơ thể con người, thì đầu óc lúc này đã mụ mẫm và thân thể đã đờ đẫn, hoạt động không còn được sáng suốt nữa, mà lại dễ nảy sinh những suy nghĩ điên rồ đen tối.
Một điều nữa là: khi sinh ra con người đã có một số lượng tế bào thần kinh nhất định, và chúng chỉ giảm đi theo thời gian chứ không sinh thêm. Việc thức khuya lâu dài làm chết các tế bào thần kinh, gây giảm trí nhớ và là nguyên nhân cho các chứng bệnh khác.
Do vậy, ngay từ nhỏ, mình đã được má tập cho thói quen đi ngủ sớm. Hồi còn ở nhà, ăn cơm xong, làm bài tập về nhà, khoảng 9h rưỡi tối là má bắt mình lên giường đi ngủ. Cho nên bây giờ bình thường hông có việc gì là mình đi ngủ rất sớm. Cứ 8 giờ tối là ngáp xái quai hàm, 9 giờ tối là mắt nhắm mắt mở, 10 giờ tối là đã nằm thẳng cẳng. Bạn bè chọc bảo khi nào gà lên chuồng là mình cũng lên giường. Kệ giấc ngủ là quan trọng cái gì còn lại thì để mai tính, hí hí.
3. Thức dậy lúc bình minh.
Bởi vì mình ngủ lúc 10h tối, nên mình thường dậy lúc 4h sáng. "Trời, gì sớm vậy? Để làm gì chứ?". À, có nhiều việc để làm lắm.
Từ 4 giờ tới 6 giờ là khoảng thời gian linh thiêng của mình. Mình ngồi thiền, mình đọc, mình viết, nghiên cứu tài liệu hoặc xem những thông tin truyền cảm hứng và ý tưởng cho bản thân.
Thời gian sáng sớm là quãng thời gian yên tĩnh không bị làm phiền hay phân tâm bởi những thứ xung quanh. Đầu óc mình lại hoạt động mạnh mẽ và sáng suốt nhất. Nên mình dành toàn bộ khoảng thời gian này cho các công việc phát triển bản thân và làm những gì mình yêu thích.
Cũng nhờ tận dụng khoảng thời gian sáng sớm này mà mình mới có thể viết xong Ta ba lô trên đất Á chỉ trong vài tháng, trong khi còn đi làm full time.
Dĩ nhiên là không nhiều người muốn thức dậy lúc 4 giờ sáng như mình. Thực tế thì tùy cơ địa mỗi người mà ta có xu hướng thức khuya hay dậy sớm. Tuy nhiên, việc đặt đồng hồ để dậy sớm hơn bình thường và dành thời gian để chạy bộ hay tập thể dục là một việc nên làm. Thử tưởng tượng thay vì thức dậy vừa sát giờ, cuống cuồng đánh răng rửa mặt rồi chạy đi học đi làm, bạn thức dậy sớm hơn một tí, vận động cơ thể cho đổ mồ hôi, ngồi đọc một vài trang sách, ăn sáng và đi làm. Một ngày mới bắt đầu sẽ rất nhiều sảng khoái.
Nếu muốn dậy sớm, thì cũng giống như các thói quen khác, ta cần luyện tập để tạo thói quen. Không cần bắt đầu quá tham vọng. Chỉ cần bắt đầu bằng cách đặt đồng hồ báo thức sớm hơn 15 phút so với bình thường, và cố gắng dậy đúng thời gian đó. Chỉ 15 phút thôi, tự nhủ với bản thân và cố gắng tuân theo thời gian biểu mới. Rồi sau khi đã thấy thoải mái với quãng thời gian này, ta tăng lên thành sớm hơn 30 phút. Thử tưởng tượng bạn dậy sớm hơn 30 phút mỗi ngày, tức là 1 tuần bạn có thêm gần bốn giờ trống để đầu tư cho bản thân, làm những gì bạn yêu thích. Như vậy không phải tốt hơn sao?
4. Bớt đọc báo và tạp chí.
Trong quyển “Tôi tự học”, học giả Nguyễn Duy Cần có phân tích rất cụ thể tại sao không nên đọc báo. Trước hết, xin lỗi bạn bè của mình những người đang làm báo. Có không ít các tờ báo chất lượng tốt, làm ăn uy tín. Có rất nhiều nhà báo tâm huyết với nghề, cố gắng cung cấp kiến thức, thông tin xác thực cho độc giả. Tuy nhiên, vì một tờ báo thường là cơ quan phát ngôn của một tổ chức nào đó, nên khi truyền đạt thông tin, nó luôn mang quan điểm và và cái nhìn của đơn vị mà nó đại diện, chứ không phải cung cấp thông tin khách quan và trung thực. Mặt khác, ngày nay, thiểu số những tờ báo chính thống và đích thực đã bị vùi dập bởi hàng tấn những trang thông tin lá cải, lộ hàng, giật gân, tin tức giải trí và nhiều thứ vô bổ khác.
Nghe theo lời khuyên của cụ Nguyễn Duy Cần, mình không đọc báo nhiều. Buổi sáng đọc lướt qua rất nhanh các tờ báo để nắm thông tin cái gì đang diễn ra, và note lại những bài báo có vẻ chất lượng để dành đọc lúc cuối ngày. Không bao giờ ngồi ôm tờ báo gặm nhấm từng chữ một hoặc lang thang báo mạng đọc hết bài này bài khác. Thực tế là bây giờ không cần đọc báo mà chỉ cần lướt qua Facebook cũng biết được tin gì đang nóng hổi và khiến "cộng đồng mạng xôn xao". Những bài báo phân tích tốt nhất hay tin tức nóng hổi nhất luôn được nhiều người share. Muốn biết thông tin mình chỉ cần đọc những bài được share bởi những người có độ tin cậy cao.
Thay vì đọc báo, mình đọc blog. Khác với báo chí mang tiếng là khách quan mà sự thật là chả phải, các bài blog được xác định rõ ràng rằng hoàn toàn là của chủ quan người viết, và mình dễ dàng lọc bỏ được những yếu tố mang tính cá nhân nếu cần. Nhưng blog có những ưu điểm mà báo chí không bù lại được, là mỗi trang blog thường chú trọng một vài lĩnh vực cụ thể, đưa cho ta rất nhiều tips hay, hoặc những trải nghiệm cá nhân, cảm xúc riêng tư của người viết đối với sản phẩm, dịch vụ, địa điểm… mà ta quan tâm.
Blog của những người nổi tiếng và thành công thường chia sẻ rất nhiều bí kíp, kỹ năng hoặc thông tin có giá trị, chia sẻ quan điểm góc nhìn của họ, cho ta nhiều kiến thức trong quá trình tự học, hiểu rõ hơn về con đường đi lên của họ và định hướng lại suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực. Quan trọng là tìm đúng blog để follow.
5. Tân dụng thời gian di chuyển.
Thông thường người ta tốn trung bình một giờ đến hai giờ cho việc di chuyển hàng ngày. Bạn thường dành khoảng thời gian ấy để làm gì? Dùng nốt khoảng thời gian đó để cho việc phát triển bản thân thì thật là nhất cử lưỡng tiện.
Thời gian lái xe trên đường sẽ là thời gian để mình động não, sắp xếp ý tưởng hoặc bổ sung ý tưởng cho một bài viết nào đó. Nhiều bài viết của mình được nảy ra và sắp xếp ý trong lúc mình chạy xe. Trong quyển How to live 24 hours a day, tác giả Arnold Bennett cũng đề cập: Dành thời gian di chuyển đi làm buổi sáng để suy nghĩ một cách sâu sắc một chủ đề nào đó là cách tốt nhất để rèn luyện bộ não của bạn.
Một cách khác để tận dụng thời gian di chuyển là nghe podcast. Mình thường lên mạng download các file podcast của các chương trình mình quan tâm và lưu về trong điện thoại để nghe mỗi sáng trước khi đi làm. Chủ yếu mình sẽ download từ ba trang tin tức lớn trên thế giới, BBC, CNN, ABC News. Có những chương trình tin tức, đối thoại rất hay với những người nổi tiếng trong các lĩnh vực, hoặc các thông tin trên thế giới và bình luận của nhiều bên liên quan. Ba mươi phút đi làm mỗi sáng là vừa đủ thời lượng cho 1 podcast, vừa nghe để nắm thêm thông tin mới, vừa để luyện tiếng Anh.
6. Tránh xa những thứ có hại cho sức khỏe.
Bạn thân mình toàn những người quan tâm chăm sóc sức khỏe, nên mình cũng học theo. Chỉ uống nước lọc, không uống đá, không uống các loại nước uống đóng chai nào khác. Coke, Pepsi cho tới Không độ, Number One hay Sting đều toàn là hóa chất. Bỏ luôn sữa, nếu bạn học về thực dưỡng thì biết sữa bất lợi cho sức khỏe như thế nào. Hạn chế ăn những thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn, ít ăn chocolate và các sản phẩm từ đường khác, vì đường khiến cho cơ thể mệt mỏi. Mình có nhiều bạn ăn chay trường vì sức khỏe lắm. Bây giờ chưa làm theo được nên đang cố gắng hạn chế ăn thịt, giữ chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Xung quanh mình nhiều người thích uống bia, một số người hút thuốc, một vài người từng dùng cỏ hay ma túy. Đối với mình chẳng có vấn đề gì nếu một người thích uống bia, hút thuốc hay hút cỏ. Đó là lựa chọn của họ. Miễn sao bạn bè tôn trọng nhau, không ép uống, ép hút, là ok. Còn mình thì đặc biệt tránh xa bia, rượu và thuốc lá, cho vui cũng không.
Nhưng thành thực mà nói mình thấy người ta kém hấp dẫn hơn với điếu thuốc trên môi. Hồi có một anh bạn thích mình nên hay gặp mình trò chuyện. Nói chuyện với ảnh cũng vui, nhưng phải cái anh này nghiện thuốc lá nặng. Mình nói: “Xin lỗi anh em bị dị ứng khói thuốc, nên khi xin anh đừng hút thuốc khi nói chuyện với em". Những lần sau gặp, mình không thấy anh ấy đi kèm với điếu thuốc và hộp quẹt nữa. Rồi anh chàng bỏ thuốc lá luôn. Ảnh rất dẻo miệng, nói: "Anh bỏ thuốc vì anh muốn ở bên em". Sau đó anh mới bảo thực ra anh cũng không thích hút thuốc, lúc trẻ tập tành theo bạn bè nên thành thói quen, khi mình nói vậy anh có thêm lý do để bỏ thuốc. Bây giờ đôi khi gặp nhau anh vẫn nói: "Cảm ơn em, quen em dù không được em yêu nhưng ít ra anh cũng bỏ được thuốc lá", há há.
7. Luôn mang theo một quyển sách bên mình.
Bạn biết gì không: những người thành công trên trái đất này đều là những người chuyên cần đọc sách. Việc đọc sách không bảo đảm cho thành công của bạn, nhưng không có người nào thành công mà không đọc nhiều sách. Các nhà lãnh đạo, những tượng đài lớn trên thế giới đều có thói quen đọc sách: Bill Gates, Warren Buffet,…
Luôn đem theo một quyển sách bên mình là thói quen của nhiều người thành đạt. Trong quyển On writing của Stephen King, tác giả viết: trong cuộc sống có lúc nào mà ta không chờ đợi một cái gì đó. Chờ vợ đi siêu thị, chờ bạn đến ăn tối hoặc cafe, chờ phỏng vấn, chờ khám bệnh, xếp hàng chờ mua đồ, chờ mọi người đến đủ cho một cuộc hẹn. Tranh thủ những khoảng thời gian đó để đọc vài trang sách thay vì thụ động để thời gian trôi qua, cứ mỗi ngày một chút như vậy, một tuần ít nhất cũng thêm được vài giờ để đọc sách. Và kiến thức của ta tăng lên rất nhiều.
8. Không sa đà vào trò chơi điện tử.
Em Vũ bạn mình bảo nhỏ giờ nó không chơi game. Vì nó có một người cha cực kỳ nghiêm khắc. Hồi nhỏ, khi phong trào chơi điện tử rộ lên ở quê, mà nó bị cấm tiệt nên chả bao giờ được chơi. Mỗi lần nó được 10 điểm hay đứng nhất lớp, là nó được ba thưởng bằng cách cho ra hàng điện tử.... ngó người ta chơi trong vòng 15 phút. Vậy nên khi lớn lên nó không bị sa đà vào game giếc như bọn con trai cùng lứa. Không biết có phải nhờ vậy không mà nó lanh lợi và giỏi giang hơn hầu hết những đứa 9X mà mình biết.
Rõ ràng là chơi game cũng có một số lợi điểm. Nhưng chơi ít ít thì không sao, chơi nhiều quá lợi bất cập hại.
Thử tưởng tượng một anh chàng mê game, kết hôn rồi vẫn cày vài ván Võ Lâm hay Dota trước khi đi ngủ. Mỗi đêm anh đeo phone cắm mặt vào laptop rồi thỉnh thoảng hét lên, nào là giết nó, sao ngu dữ, rồi đến sh*t, clgt,... Vợ anh ngao ngán ngồi ôm tivi, rồi một mình đi ngủ trong đợi chờ mòn mỏi. Một cảnh tượng thật là chán nản.
Cách đây vài năm nhóm bạn mình thường tụ họp nhau chơi một trò boardgame tên là Catan. Trò này vui dã man, rất chiến thuật, người chơi cùng tính toán, trò chuyện, tranh cãi, cười đùa. Rồi mình phát hiện ra rằng mình có thể chơi Catan trên mạng. Thế là mình dành hàng giờ trên mạng, chơi hết trận này đến trận khác, khi nào mệt quá buông tay đi ngủ thì người đã cứng đờ đau nhức.
Rồi mình mới phát hiện ra là mình nghiện. Nghiện là do thói quen. Cứ nghĩ chơi vài ván cho vui sau rồi lún luôn. Ngày hôm sau cứ đúng giờ đấy là lại bật lên chơi tiếp. Đến khi ý thức được điều đó có hại như thế nào, quyết tâm cưỡng lại thói quen, tới giờ thay vì chơi game thì giở sách ra đọc, đều đặn vài tuần thì nó mới chấm dứt. Sức ì rất quan trọng trong việc hình thành hay từ bỏ thói quen.
9. Chia sẻ thông tin.
Rất nhiều bạn bè tài giỏi của mình không có tài khoản Facebook. Rất nhiều người khác hầu như chẳng chia sẻ gì trên các trang mạng xã hội, không blog, không Facebook, Twitter, Instagram hay gì gì cả. Mình có thể hiểu vì sao, mạng xã hội thường quá ồn ào không phù hợp cho sự rèn luyện trí óc và tinh thần con người. Những người như vậy thường mai danh ẩn tích, sống hài lòng với chính mình và không có nhu cầu liên hệ tiếp xúc với người khác. Mình cũng đã một thời như vậy, sống như một thầy tu trong hang động, không liên lạc với ai. Nhưng từng khi mình mở lòng ra, chia sẻ nhiều hơn qua các bài viết của mình, mình nhận ra rằng điều này cũng có nhiều điểm hay của nó.
Thứ nhất, những chia sẻ của mình được đón nhận, được đồng tình, khiến mình tự tin và thoải mái bộc lộ bản thân hơn. Thứ hai, qua những chia sẻ, mình quen thêm nhiều bạn bè, nhiều người tài giỏi và dễ thương. Thứ ba, khi mình chia sẻ những điều bổ ích với người khác, mình cũng nhận lại được những thông tin bổ ích tương tự, nhiều người chia sẻ với nhau, thế là mọi người cùng tiến bộ. Chia sẻ thông tin cực kỳ có lợi.
10. Cố gắng mỗi tuần làm 1 việc khiến người xung quanh mình vui và yêu đời hơn, nhớ là làm điều ngừơi ta cần, ví dụ: một người bạn của mình thích đọc sách thì tặng người đó 1 cuốn bằng cách dẫn người ta đi mua, hay tự tay trồng 1 chậu hoa chậu rau và đem tặng cho những ai cần và thích...,gọi điện thoại cho những người mình iu quí mà lâu rồi mình ko gọi, hay đơn giản là gửi lời chúc một buổi sáng tốt lành cho một ai đó bằng tinh nhắn điện thoại thay vì gửi qua FB hay Viber hay các thể loại tương tự... Đa phần người ta ko tin vào lòng tốt vô điều kiện nhưng chị tin bởi chị nhận đc nhiều lòng tốt như vậy.
(From Rosie Nguyen)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét